2.4. Kỹ thuật thở cơ hoành
Bệnh nhân thực hiện tư thế nằm ngửa, đầu gối gập 45 độ, khớp háng xoay ra ngoài. Kỹ thuật viên sẽ đặt một hoặc hai tay lên góc sườn hoành theo nhịp thở của người bệnh. Khi người bệnh thở ra tay kỹ thuật viên thực hiện ép nhẹ vào ngực. Khi người bệnh thở vào lồng ngực kháng lại tay kỹ thuật viên nâng lên, và sau đó nâng bụng lên.
Người bệnh tập thở với tư thế ngồi với điều kiện người bệnh thư giãn, ngồi thăng bằng, tay đặt lên góc sườn hoành tiếp tục thở
Người bệnh tập thở với tư thế đứng: người bệnh sẽ thở trước gương soi để có thể tự kiểm tra được hơi thở của mình
Người bệnh tập thở phân thuỳ hoặc cạnh sườn: bài tập này tập trung vào vùng tổn thương. Và tùy theo vị trí vùng tổn thương mà kỹ thuật viên đặt tay lên thành ngực tương ứng: cạnh sườn, một hoặc hai bên, phía trước hạ sườn…
Tất cả các động tác tập thở của người bệnh đều yêu cầu hít vào sâu và thở ra đều và chậm.
2.5. Kỹ thuật thở kết hợp với vận động tay
Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm hoặc ngồi hoặc nằm nghiêng chêm thêm gối dưới bụng để tăng sự giãn nở vùng phổi phải. Sau đó, bệnh nhân hít vào bằng mũi thật chậm và nâng tay lên, tiếp theo thổi ra bằng miệng giống huyết sao và hạ tay xuống. Bài tập này thường làm từ 10 đến 20 lần/ lần tập, làm từ 2 đến 3 lần/đợt tập, và làm từ 2 đến 3 đợt/ngày.
2.6. Kỹ thuật thở kết hợp vận động chân
Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm ngửa thả lỏng hai tay và hai chân. Sau đó, hít vào bằng mũi và co chân trái lên, tiếp đến thở ra bằng miệng và hạ chân xuống. Người bệnh thực hiện lặp lại với chân đối diện. Bài tập này thường làm từ 10 đến 20 lần/ lần tập, làm từ 2 đến 3 lần/đợt tập, và làm từ 2 đến 3 đợt/ngày.
2.7. Kỹ thuật thở với dụng cụ
Người bệnh bắt đầu ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi. Sau đó ngậm hoàn toàn đầu ống vào miệng và hút vào một hơi thật dài và chậm, cố gắng giữ hơi thở càng lâu càng tốt, sau đó người bệnh thở ra bình thường. Bài tập này thường làm từ 5 đến 6 lần/ lần tập, làm từ 2 đến 3 lần/đợt tập, và làm từ 2 đến 3 đợt/ngày
2.8. Kỹ thuật thông sự tắc nghẽn
Hắt hơi – phản xạ bảo vệ. Khi đó, hít thật sâu và đóng nắp thanh môn. Sau đó, mở nắp thanh môn, thở nhanh bằng mũi và miệng.
Ho- phản xạ bảo vệ đường thở ở bên dưới: Người bệnh sẽ hít thật sâu, đóng nắp thanh môn, sau đó mở nắp thanh môn, thở mạnh qua miệng.